Review tất tần tật về tàu điện ngầm Singapore
Với sự phát triển vượt bậc trong kinh tế, Singapore được gọi với cái tên “con Rồng Châu Á”. Singapore nổi tiếng với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, trong đó hệ thống tàu điện ngầm MRT (Mass Rapid Transit) của Singapore được du khách lẫn du học sinh ưa chuộng hơn cả. Phương tiện này giúp bạn dạo quanh thành phố mà không cần tốn nhiều thời gian hay chi phí. Nếu bạn đang chuẩn bị hành trình du học tại quốc đảo sư sử, đừng bỏ qua bài review tất tần tật về tàu điện ngầm Singapore.
Tổng quan về hệ thống tàu điện ngầm Singapore
Hầu hết các điểm tham quan nổi tiếng Singapore chỉ cách ga tàu điện ngầm một quãng đi bộ ngắn. Vì thế tàu điện ngầm đã trở thành một phương tiện tuyệt vời để khám phá Singapore. Trước hết hãy cùng tìm hiểu về hệ thống MRT và cách thức hoạt động của nó.
Tìm hiểu hệ thống tàu điện ngầm Singapore (MRT)
Hệ thống giao thông đại chúng tốc độ cao (tiếng Anh: Singapore Mass Rapid Transit – SMRT hay MRT) là hệ thống đường sắt đô thị vận hành bằng tàu hỏa điện của Singapore. Đây là hệ thống đường sắt đô thị sớm thứ hai ở Đông Nam Á, sau Hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ Manila (Manila Light Rail Transport – Manila LRT).
Hệ thống tàu điện ngầm Singapore (MRT)
Kể từ khi phần đầu tiên của hệ thống này được đưa vào vận hành từ năm 1987. Hệ thống đã phát triển liên tục do chính sách của Nhà nước Singapore. Nhằm phát triển một hệ thống đường sắt đô thị toàn diện. Đảm đương vai trò xương sống của hệ thống giao thông công cộng Singapore.
Tàu điện ngầm MRT không người lái ở Singapore có 84 ga đang hoạt động với hệ thống đường sắt khổ tiêu chuẩn dài 130 cây số. Hệ thống đường sắt của SMRT được xậy dựng bởi Cục quản lý giao thông đường bộ, một ủy ban được hình thành theo luật của chính phủ Singapore, và quyền kinh doanh hệ thống này được nhượng cho Tập đoàn SMRT và Công ty trách nhiệm hữu hạn SBS Transit.
Cơ sở hạ tầng tàu điện ngầm Singapore
Cơ sở hạ tầng của hệ thống MRT
Về mặt thiết kế, một trạm ga MRT của Singapore được chia làm 2 khu vực chính: Hệ thống tầng hầm phía trên với trang bị hệ thống bán vé tự động, hệ thống điều phối và cung cấp dịch vụ thẻ với 2 nhân viên túc trực liên tục trong thời gian hoạt động. Khu vực tầng trên còn được trang bị hệ thống máy rút tiền ATM, điện thoại công cộng, thang cuốn và thang máy dành cho người khuyết tật.
Sân ga chờ tàu nằm ở tầng sâu hơn với lớp kính chịu lực ngăn cách với các đoàn tàu. Ngoài ra, hai bên ga tàu cũng được trang bị hệ thống cửa thoát hiểm, hệ thống thang máy, thang bộ, lối đi, cửa bán vé tại nhà ga được thiết kế phù hợp với lưu lượng hành khách đi tàu lúc giờ cao điểm. Đảm bảo cho việc thoát nạn trong trường hợp có cháy một cách an toàn, nhanh chóng.
Tàu điện ngầm ở Singapore mấy giờ đóng cửa?
Hệ thống MRT bắt đầu hoạt động vào lúc 5 giờ 30 phút sáng trong ngày và kết thúc hoạt động vào lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau, và trung bình cứ 2 đến 8 phút sẽ có 1 đoàn tàu cập ga. Hoạt động của MRT sẽ kéo dài thêm trong các ngày lễ của Singapore.
Bên trong ga tàu điện MRT
Tốc độ tàu điện ngầm Singapore
Các tàu điện ở Singapore thường chuyển động ở tốc độ dao động từ khoảng 40 đến 80 km/h (tương đương 25 đến 50 mph), tùy thuộc vào tuyến đường cụ thể cũng như điều kiện giao thông. Tốc độ tối đa của tàu dịch vụ là khoảng 78–90 km/h (48–56 mph). Trong khi đó tốc độ tối đa theo thiết kế có thể lên tới 90–100 km/h (56–62 mph). Điều này biến tàu thành một phương tiện di chuyển nhanh chóng và hiệu quả trong thành phố.
Điều gì khiến tàu điện ngầm Singapore trở nên tuyệt vời?
Đầy đủ tiện nghi
Các cơ sở liên quan đến hệ thống tàu điện ngầm được thiết kế tiện nghi. Tất cả nhà ga được trang bị cửa chắn để đảm bảo an toàn, thang máy và hệ thống kiểm soát không khí giúp hành khách thoải mái hơn. Wi-Fi cũng có sẵn để bạn có thể làm việc hoặc lướt web trong thời gian chờ đợi. Hệ thống tàu điện cũng có thiết kế lối đi riêng cho người sử dụng xe lăn, các gia đình có con nhỏ dùng xe đẩy, người có sức khỏe kém hay khách du lịch mang hành lí cồng kềnh…
Không gian đầy đủ tiện nghi trong tàu điện ngầm
Mạng lưới rộng khắp và tàu nhanh
Hệ thống MRT là một mạng lưới khá rộng khắp. Có sáu tuyến với hơn một trăm trạm, bao gồm cả các trạm trung chuyển. Trong tương lai, sẽ có nhiều tuyến và trạm hơn nữa, giúp bạn dễ dàng khám phá toàn bộ hòn đảo. Ngoài ra, tàu điện ngầm còn có tốc độ cao nên bạn có thể đến đích nhanh chóng. Không cần phải lo lắng về việc bị kẹt xe.
Tuy nhiên du học sinh mới sang có thể gặp khó khăn khi tìm đường. Vì vậy các bạn nên nghiên cứu kỹ hướng dẫn đi tàu điện ngầm ở singapore trước khi đi.
Giá cả phải chăng và thuận tiện
Một điểm nổi bật của hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore so với các hệ thống di chuyển khác là giá vé phải chăng. Chi phí sinh hoạt ở Singapore cao, nhưng giá tàu điện ngầm ở Singapore phải chăng. Các nhà ga có vị trí chiến lược, dễ dàng tiếp cận bằng taxi, xe buýt hoặc đi bộ. Với mức chi phí hợp lý, phương tiện này cũng phù hợp cho những bạn học sinh, sinh viên. Đặc biệt bạn có thể đi tàu điện ngầm từ Singapore sang Malaysia siêu tiện lợi.
Vé tàu điện ngầm tại Singapore thậm chí còn rẻ hơn cả xe buýt do được Chính phủ tài trợ. Hệ thống vé tàu của Singapore được bán tự động nên chi phí bán vé được giảm đáng kế. Hiện nay, Singapore đang dần chuyển sang loại thẻ thông minh EZ Link có khả năng thanh toán cho các cửa hàng bán lẻ hoặc nhiều tính năng khác hơn là chỉ mua vé tàu điện ngầm ở Singapore. Thậm chí, người dân có thể tích điểm mua vé online mà không cần phải xếp hàng ở những máy in vé tự động.
Phương tiện giao thông cực kỳ an toàn
Hệ thống tàu điện của Singapore rất an toàn với 2 lớp cửa nhằm ngăn chặn tình trạng hành khách bị kẹp hay rơi xuống đường ray. Ngoài ra, điều khiến du khách thực sự an tâm là tình trạng an ninh vô cùng tốt. Hệ thống camera dày đặc cùng ý thức cao của người dân khiến các tệ nạn xã hội không có cơ hội xảy ra, ngay cả với những chuyến tàu về đêm vắng khách.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế Singapore
Ngoài ra, hệ thống MRT còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế Singapore. Xung quanh các trạm chung chuyển chính của hệ thống MRT đều có sự hiện diện của các trung tâm thương mại lớn, tạo điều kiện cho khách sử dụng MRT có thể dễ dàng mua sắm sau khi ra khỏi nhà ga. Hệ thống chờ taxi và xe buýt cũng được thiết kế sao cho gần cửa các nhà ga khác nhằm giúp người dân và khách du lịch có thể dễ dàng chuyển tiếp phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng.
Bản đồ tàu điện ngầm ở Singapore
Bản đồ tàu điện ngầm mrt singapore
Bản đồ tàu điện ngầm MRT Singapore tại sảnh ga
Nếu sử dụng điện thoại kết nối mạng internet, bạn nên sử dụng các ứng dụng app tàu điện ngầm Singapore xem bản đồ tàu điện ngầm MRT Singapore có chỉ dẫn cụ thể như:
- Ứng dụng MyTransport.SG do chính SMRT phát triển. Công cụ này giúp lập kế hoạch hành trình đa phương thức. Ứng dụng cho phép bạn kiểm tra các ga tàu điện ngầm gần đó, thậm chí gửi tin tức giao thông theo thời gian thực.
- Ứng dụng Gothere.sg cũng chỉ đường hướng dẫn rất chi tiết cách đi bộ, đi tàu MRT, đi xe bus SMRT đến bạn muốn.
- SMRTConnect giúp bạn định vị trạm xe bus hay trạm MRT gần nhất, xem giờ giấc của các chuyến xe bus SMRT cũng như các chuyến tàu MRT cập nhật nhất.
Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng, bạn chỉ vào Appstore hoặc Google CH Play tìm kiếm ứng dụng với cụm từ “MRT Singapore”. Hãy thử ứng dụng đề xuất cảm thấy dễ dùng với bạn. Khi ở khách sạn bạn có thể lấy bản đồ miễn phí học có phí từ quầy.
Sơ đồ tàu điện ngầm ở singapore – Các tuyến đường MRT
Bản đồ tàu điện ngầm ở Singapore
Sáu tuyến đường MRT tại Singapore gồm có:
Tuyến Bắc-Nam: Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng ở Singapore. Tuyến Bắc-Nam là một trong những tuyến được sử dụng nhiều nhất cho đến ngày nay. Tuyến này dài khoảng 45 km, có tổng cộng 30 trạm (trong đó có 2 trạm nạp), được tô màu đỏ trên bản đồ đường sắt Singapore.
Tuyến Đông-Tây: Tuyến tàu điện ngầm thứ hai được xây dựng tại Singapore và hiện là tuyến dài nhất trong hệ thống với tổng chiều dài 57,2 km. Tuyến tàu này có 35 ga, chạy từ Pasir Ris đến Tuas Link. Khoảng tám trong số các trạm được đặt dưới lòng đất. Tuyến Đông-Tây được tô màu xanh lục trên bản đồ đường sắt,.
Tuyến Đông – Bắc: Tuyến tàu xây dựng từ năm 1997, được đưa vào hoạt động năm 2003. Tính đến thời điểm hiện tại, tuyến này có 16 ga. Trong đó một số ga phục vụ các khu dân cư nổi tiếng như Khu Tiểu Ấn, Khu Phố Tàu. Tuyến Đông Bắc có màu tím trên bản đồ đường sắt.
Tuyến Circle (đường tròn): Hiện tuyến đường đang chạy một vòng chưa hoàn chỉnh. Theo dự tính đến năm 2026 nó sẽ được hoàn thiện. Circle Line là tuyến thứ hai ở Singapore hoàn toàn tự động, không cần người lái. Đây cũng là tuyến tàu điện ngầm công suất trung bình đầu tiên của Singapore, đoàn tàu có ba toa. Tuyến đường có màu cam trên bản đồ với 30 trạm.
Tuyến trung tâm thành phố: Downtown – tuyến tàu điện ngầm công suất trung bình, dài khoảng 41,9 km với 34 ga. Các ga này đều nằm dưới lòng đất giúp tuyến đường này trở thành tuyến vận chuyển tự động dưới lòng đất dài nhất ở Singapore. Tuyến Downtown có màu xanh lam trên bản đồ đường sắt.
Tuyến Thomson-East Coast (bờ đông): Tuyến đường sắt mới nhất được xây dựng ở Singapore hoàn toàn đi ngầm. Chiều dài của tuyến đường này khoảng 43 km, hiện có 22 trạm. Tuyến đường là sự kết hợp giữa Bắc-Nam và Đông-Tây. Trên bản đồ đường sắt, Tuyến Thomson-East Coast có màu nâu.
Lưu ý: Tuyến Sân bay Changi (cả ga Expo và Sân bay Changi) sẽ được tích hợp vào Tuyến Thomson-East Coast vào năm 2040.
Các phương thức thanh toán khi đi tàu điện ngầm tại Singapore
Thẻ VISA hoặc Master
Khi đi Singapore, dùng được thẻ ngân hàng phát hành tại Việt Nam để đi các ga tàu SMRT. Chủ yếu là nhờ các thẻ của Việt Nam gần đây đã được tích hợp chip thanh toán không dây.
Các bạn giờ đây không cần mua thẻ SMRT nữa mà chỉ cần dùng thẻ ngân hàng tại Việt Nam có chip thanh toán không dây là được. Khi chạm vào các bot kiểm soát tại ga SMRT thì màn hình sẽ hiện lên dòng thông báo như thế này thay vì hiện số tiền còn lại hoặc thời hạn hiệu lực như các thẻ khác.
Thẻ EZ Link
Đây là loại thẻ giao thông công cộng phổ biến tại Singapore. Thẻ có giá là 12 SGD, trong đó 5 SGD là tiền thẻ và 7 SGD là số dư bạn dùng để di chuyển. Khi bạn đi MRT, bạn chỉ cần quẹt thẻ này, hệ thống sẽ tự động trừ đi cước phí cho chuyến đi đó. Khi thẻ hết tiền, bạn có thể đến quầy bán thẻ hay cửa hàng tiện lợi để nạp thêm. Nếu sử dụng không hết, số dư sẽ được hoàn trả lại khi bạn trả lại thẻ EZ Link cho quầy.
Thẻ Singapore Tourist Pass
Đây là loại thẻ EZ Link nạp sẵn giá trị tại cửa hàng để di chuyển không giới hạn trong một ngày (S$10), hai ngày (S$16) hoặc ba ngày (S$20). Thẻ này có thể mua tại Phòng vé TransitLink ở một số trạm MRT có ghi dưới đây, hoặc tại Phòng đổi thẻ giảm giá (Concession Card Replacement Office) ở trạm Somerset. Vé cũng có bán hàng ngày tại các quầy ki-ốt STP tự động ở ga Orchard, ga HabourFront và ga Sân bay Changi (Nhà ga 2 và 3) gần Phòng vé TransitLink.
Google Pay – Mastercard Singapore
Chỉ cần chạm thiết bị di động tại cổng soát vé tàu điện ngầm hoặc đầu đọc thẻ trên xe buýt. Khi sử dụng thiết bị di động, hãy nhớ đặt thiết bị của bạn lâu hơn một chút ở cổng soát vé hoặc đầu đọc thẻ.
Cách mua vé đi tàu điện ngầm ở Singapore
Mua thẻ thanh toán EZ-Link
Hướng dẫn đi tàu điện ngầm ở Singapore: mua thẻ ez-link
Bước đầu tiên để sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của Singapore là bạn phải có cho mình một chiếc thẻ thanh toán.
Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore chỉ cho phép sử dụng thẻ thông minh không tiếp xúc. EZ-Link và NETS là hai trong số những loại tiền điện tử phổ biến nhất ở Singapore. Cả hai thẻ đều có thể dùng để thanh toán tiền vé tàu điện ngầm, LRT, xe buýt.
Nếu thường xuyên di chuyển bằng MRT/xe buýt, bạn nên mua thẻ EZ-link (tại phòng vé không phải quầy dịch vụ hành khách). Thẻ EZ-link này có thể sử dụng cho nhiều giao dịch thanh toán khác nhau tại Singapore. Với thẻ EZ-link, bạn trả giá vé tàu điện ngầm/xe buýt rẻ hơn so với việc chọn vé tiêu chuẩn.
Thẻ EZ-Link có giá 12 đô la Singapore. Trong đó bao gồm khoản tín dụng $7 SGD mà bạn có thể sử dụng để đi tàu và $5 SGD cho phí dich vụ.
Máy bán vé thông thường (GTM) là máy bán vé được đặt tại mỗi trạm để nạp thẻ EZ-link hoặc mua vé tiêu chuẩn (màu xanh lá cây). Vé tiêu chuẩn chỉ được sử dụng cho một chuyến đi, giá thường đắt hơn gấp 2 lần. Nếu bạn đã mua vé tiêu chuẩn, đừng quên trả lại vé tại cùng máy để nhận lại khoản đặt cọc 1 đô la Singapore trong vòng 30 ngày
Nếu bạn sử dụng thẻ EZ-Link, bạn có thể sử dụng ứng dụng EZ-Link để nạp tiền hoặc nạp qua 1 trong số các địa điểm sau:
- Máy bán vé thông thường (GTM) tại các ga tàu
- Các ki-ốt TransitLink được đặt tại các ga tàu điện ngầm, các nút giao thông xe buýt, các trung tâm giao thông tích hợp
- Phòng vé TransitLink
- Cửa hàng tiện lợi (ví dụ: 7-Eleven, Cheers)
- ATM DBS, POSB, OCBC
- Trạm AVS
Trường hợp bạn là khách du lịch singapore trong vài ngày, vậy bạn nên mua Singapore Tourist Pass. Thẻ này là một loại thẻ EZ-Link đặc biệt cho phép bạn đi lại không giới hạn trong một, hai hoặc ba ngày. Bạn có thể mua Thẻ du lịch Singapore tại các Phòng vé TransitLink, Trung tâm Du khách Singapore và Trung tâm Dịch vụ Hành khách được chọn.
Đặt mua vé tàu MRT trực tuyến
Các bước đặt mua vé tàu MRT bằng thẻ Ez-link gồm có | Mua vé tàu điện ngầm Mass Rapid Transit trực tuyến |
1. Duyệt qua các loại vé phù hợp nhu cầu của bạn. 2. Chọn điểm đến, loại vé, số lượng vé rồi nhấn nút “Buy Now” (mua ngày). 3. Điền địa chỉ email của bạn (bắt buộc) và số thành viên Asia Miles (tùy chọn) trên trang “optional” (Giỏ hàng), sau đó nhấp vào nút “Checkout” (thanh toán) để xác nhận đơn hàng. 4. Xem lại đơn đặt vé cuối cùng của bản thân, chọn phương thức thanh toán trên trang. Tất cả các khoản thanh toán trực tuyến có thể được thanh toán bằng VISA, MasterCard, UnionPay, Alipay … 5. Sau khi giao dịch của bạn hoàn tất, một email “Xác nhận đơn hàng” kèm mã số đơn hàng sẽ được gửi đến email đã đăng ký của bạn. | 1. Truy cập Cửa hàng Google Play hoặc App Store 2. Tải xuống ứng dụng Ridlr cho nền tảng Android hoặc iOS. 3. Đăng ký trên ứng dụng bằng thông tin xác thực hợp lệ bao gồm số điện thoại di động, ID email. 4. Mua vé QR bằng cách chọn trạm xuất phát và trạm đích |
Hướng dẫn đi tàu điện ngầm ở singapore
Bước 1: Tìm trạm MRT gần nhất
Trạm MRT
Tìm các biển báo cho biết bạn đang ở gần/xung quanh ga tàu điện ngầm. Đến trạm và đi theo các bản chỉ dẫn.
Bước 2: Tham khảo bản đồ mạng lưới MRT
Bản đồ mạng lưới tàu điện ngầm có sẵn ở mỗi ga tàu điện ngầm (gần lối vào, tại máy bán vé hoặc tại quầy dịch vụ hành khách). Bạn cũng có thể lấy bản đồ/tài liệu quảng cáo bỏ túi tại các khách sạn, trung tâm du lịch, mua sắm để xem Cách đi tàu điện ngầm Singapore. Hoặc dùng ứng dụng được giới thiệu ở trên. Bạn cần xem xét mình đang ở ga nào. Sau đó xác định ga đích đến và số điểm dừng/chuyển tuyến để đến đích.
Bước 3: Nhấn thẻ tại cổng vào
Để vào ga tàu điện ngầm, hãy chạm thẻ thanh toán vào cổng vào có mũi tên màu xanh lục cho tuyến bạn muốn đi. Số dư còn lại sẽ xuất hiện trên màn hình và cánh cổng sẽ mở ra.
Nếu cửa không mở, hãy đọc thông tin hiển thị trên màn hình. Nguyên nhân có thể là do số dư trong thẻ không đủ, thẻ bị lỗi hoặc cổng bị trục trặc. Đảm bảo bạn đọc kỹ thông tin trên màn hình để được hướng dẫn thêm.
Bước 4: Đi tới sân ga và chờ chuyến tàu
Sân ga chờ tàu thường được bố trí một hoặc nhiều tầng phía trên hoặc phía dưới lối vào. Bạn cần nếu chưa quên, bạn cần tìm các biển hướng dẫn sử dụng thang cuốn hoặc thang máy để đến sân ga của bạn. Thông tin điểm đến và thời gian chờ tàu thường sẽ hiển thị trên TV plasma xung quanh nhà ga.
Trên một sân ga phải có hai đoàn tàu đi ngược chiều nhau. Nhìn biển chỉ dẫn để chọn đúng chuyến tàu tránh nhầm điểm đến.
Khi chuyến tàu của bạn đến, hãy nhớ đợi ở phía bên kia cửa để không cản đường người khác. Bạn cũng nên chờ những hành khách đến nơi ra khỏi toa tàu.
Lối vào và ra tại trạm MRT Singapore
Bước 5: Lên tàu
Khi lên tàu, bạn hãy tìm một chỗ trống để ngồi. Trường hợp đã hết chỗ ngồi, hãy bám vào dây treo để giúp bạn đứng yên trong tàu điện ngầm.
Không phải tất cả các chuyến tàu đều có màn hình hoặc đèn chỉ báo hiển thị ga tiếp theo. Vậy nên bạn cần chú ý các thông báo để không bỏ lỡ điểm đến của mình.
Các thông báo được đưa ra trên hệ thống tàu điện ngầm Singapore chủ yếu bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, có một số dòng thông báo được thực hiện đồng thời bằng bốn ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Trung và tiếng Tamil. Những ngôn ngữ này được chọn vì chúng là ngôn ngữ chính thức của Singapore.
Bước 6: Xuống tàu
Khi đến gần ga đích, hãy di chuyển về phía lối ra để ra vào ga được suôn sẻ. Sau khi đến nơi, xuống tàu trật tự, lưu ý đến khoảng trống giữa sàn tàu và sân ga.
Nếu chuẩn bị rời khỏi nhà ga, bạn cần tìm những biển báo có nhãn “Way Out” (Lối ra). Nếu bạn cần chuyển sang tuyến khác, hãy đi theo các biển báo chỉ dẫn tuyến bạn muốn đi.
Bước 7: Nhấn thẻ tại cổng ra
Để rời khỏi khu vực ga, chạm thẻ vào cổng ra, màn hình của máy cũng sẽ hiển thị thông tin về giá vé và số dư còn lại trong thẻ của bạn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy chọn cổng thoát của bạn. Chúng ta có thể đi qua bất kỳ cửa thoát hiểm nào. Nhưng để tiết kiệm thời gian, bạn nên chọn cửa thoát hiểm gần điểm đến nhất. Bạn có thể tìm thấy cổng ra phù hợp đích đến thông qua bản đồ.
Giá vé tàu điện ngầm ở Singapore
Giá vé tàu điện ngầm ở Singapore khoảng $2,2 SGD đến $3 SGD khi đi từ 0-23,2 km. Thanh toán bằng mua bằng thẻ EZ-Link. Hoặc du khách có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế visa hay master card của ngân hàng khi qua cổng. Hệ thống sẽ tự động tính phí, trừ tiền theo tuyến, tùy chặng ngắn hay dài. Giá cả của các chuyến MRT chỉ khoảng 1-2 SGD (tương đương từ 18.000 đến 36.000 đồng) tùy chặng. Tuy nhiên, do phí chuyển đổi, du khách quốc tế thường phải chi nhiều hơn con số này một chút.
Khách du lịch ngắn hạn nên dùng thẻ du lịch Singapore để đi tàu điện ngầm với giá như sau:
• Vé 1 ngày – $10 SGD
• Vé 2 ngày – $16 SGD
Một số lưu ý và lời khuyên khi đi MRT
Bạn cần nhớ tằng quy định ở Singapore rất nghiêm ngặt. Có những hoạt động bình thường hoặc chỉ ở mức nhắc nhở tại nước khác nhưng sẽ bị cấm tại đây. Nếu vi phạm bạn có thể bị phạt khá nặng, bao gồm cả việc bị giam giữ. Vì vậy bạn cũng tìm hiểu biết những điều cấm để tránh mắc lỗi.
Đừng ngồi ở ghế ưu tiên
Ghế ưu tiên trên tàu điện ngầm ở Singapore
Chỗ ngồi đầu tiên trong tàu điện ngầm thường được dành cho những trường hợp ưu tiên. Những chiếc ghế này có màu khác đi kèm với biển hiệu ghi chú trên tường. Đây là chỗ ngồi được thiết kế dành cho người cao tuổi, trường hợp đặc biệt hoặc người khuyết tật. Trong đó bao gồm cả những người bị khuyết tật tạm thời như bị gãy chân, hoặc phụ nữ mang thai, người đang bế trẻ nhỏ). Vì vậy, bạn chú ý không ngồi vào những ghế trống này nhé.
Không ăn, uống và hút thuốc
Những điều cấm không nên làm khi đi tàu điện ngầm Singapore
Một trong những sai lầm mà bạn mắc phải là ăn vặt tại ga tàu hoặc bên trong xe lửa. Việc ăn uống bừa bãi không những ảnh hưởng tới người dân địa phương mà còn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật ở Singapore. Du khách có thể bị phạt tới 500 đô la Singapore (tương đương 355 USD). Ngay cả việc uống nước cũng có thể bị nhân viên quản lý tàu điện ngầm nhắc nhở nghiêm khắc. Đặc biệt, sầu riêng là loại quả tuyệt đối bị cấm mang lên tàu điện ngầm.
Không đứng bên phải thang cuốn
Không đứng bên phải thang cuốn tại các tuyến tàu điện ngầm
Các tuyến tàu điện ngầm của Singapore cực kỳ đông đúc, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Vì vậy đa phần mọi người sẽ đứng dồn sang bên trái của thang cuốn để cho những người khác vội vã hơn đi qua bên phải.
Nếu bạn đang mang nhiều đồ đạc như ba lô, hành lý và phải di chuyển trong nhà ga. Tốt nhất hãy lựa chọn đi thang máy.
Hãy mang một đôi giày thoải mái
Bạn có thể phải đi bộ khá nhiều để tìm nhà ga hoặc từ nhà ga tới địa điểm đến. Do đó hãy mang một đôi giày/dép thoải mái kể cả khi bạn đứng lâu và đi bộ nhiều.
Giá vé rẻ hơn vào buổi sáng
Du học sinh muốn tiết kiệm chi phí vậy bạn cần biết điều này. Vào các ngày trong tuần (trừ ngày lễ), hệ thống tàu điện ngầm trước 7:45 sáng thường có giá vé rẻ hơn $0.5 SGD. Vì vậy, hãy tận dụng điều đó khi bạn có thể.
Cách đọc tên trạm và hướng
Khi đi tàu điện ngầm, bạn cần chú ý tên trạm cũng như tên hướng.
Các tên trạm hiển thị ở từng trạm
Tên trạm gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự trạm. Ví dụ, tên trạm tàu điện ngầm bạn bắt đầu đi là HarbourFront, ký hiệu là NE1 (thuộc tuyến màu tím) và tên trạm cần đến là Little India, ký hiệu là NE7 (cũng thuộc tuyến màu tím).
Tên hướng được đặt theo tên trạm cuối cùng của tuyến, ghi ngay trên cửa lên tàu điện ngầm. Ví dụ: tuyến màu tím có hai hướng là HarbourFront và Puggol, tuyến màu đỏ có hai hướng là Jurong East và Marina South Pier, tuyến màu xanh lá cây có ba hướng là Pasir Ris, Joo Koon và Changi Airport.
Đối với các trạm chuyển tuyến giữa các màu sắc (interchange), một số nơi là trung chuyển tuyến màu xanh lá cây và tím như Outram Park; tuyến màu đỏ, tím và vàng như Dhoby Ghaut… Bạn sẽ dễ dàng xem trên bản đồ tàu điện.
Cách di chuyển vào trung tâm
Trạm MRT Changi Airport CG2
Để di chuyển bằng tàu điện ngầm từ sân bay Changi vào trung tâm Singapore. Bạn xuất phát từ trạm MRT Changi Airport CG2 đến MRT Tanah Merah EW4. Đến nơi, bạn bước ra đổi hướng tàu Joo Koon. Sau đó, tùy nơi lưu trú ở Singapore mà bạn sẽ chọn trạm dừng hoặc đổi tuyến tàu điện cho phù hợp.
Đa số dân phượt chọn nơi lưu trú thuộc khu Clarke Quay hoặc Chinatown bởi sự tiện lợi về ăn uống. Lúc này, từ trạm tàu điện ngầm MRT Tanah Merah, bạn đi tiếp đến MRT Outram Park. Bước tiếp theo là đổi tàu điện từ tuyến xanh lá cây sang tím, hướng tàu Punggol và sẽ bước xuống ở trạm MRT Chinatown hoặc MRT Clarke Quay. Thời gian di chuyển từ sân bay vào một trong hai khu này mất khoảng một tiếng.
Nếu bạn chọn lưu trú tại khu Kallang hoặc Bugis vì giá rẻ và gần các khu mua sắm. Khi đó, từ trạm MRT Tanah Merah, bạn đi thêm 6 trạm nữa sẽ đến MRT Kallang. Hoặc đi thêm 8 trạm nữa sẽ đến MRT Bugis (cùng thuộc tuyến tàu điện xanh lá cây).
Lưu ý thêm
Bạn đứng chờ tàu ở sau vạch giới hạn màu vàng, đúng hướng lên tàu. Không đứng ngay hướng khách xuống tàu. Khi bước lên tàu điện, cần chú ý khoảng trống giữa sảnh và tàu để tránh bước hụt chân.
Khi tàu đến, hãy nhường cho hành khách xuống tàu trước rồi mới bước lên. Bên cạnh đó, bạn chú ý đến bảng điện tử chạy chữ thông báo tên từng ga đi qua/ ga sắp tới để kịp thời chuẩn bị xuống trạm cần đến.
Trên đây là toàn bộ review về tàu điện ngầm Singapore một cách chi tiết được tổng hợp dihocsingapore.edu.vn. Cũng không quá khó phải không nào?
Du học Singapore là một hành trình đầy thú vị, mở ra cơ hội khám phá thế giới. Việc thích nghi cuộc sống du học ban đầu có thể khiến bạn gặp một vài khó khăn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, dihocsingapore.edu.vn sẽ luôn ở bên bạn trong hành trình này. Hãy liên hệ qua hotline/Zalo: 0799 713 664 hoặc để lại thông tin để nhận tư vấn miễn phí về du học Singapore.